Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi Tam Điệp, có tuyến đường huyết mạch quốc gia chạy qua. Vị trí địa lý đặc biệt ấy đã khiến Ninh Bình được sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cũng là nơi giao thoa văn hóa giữa các vùng, miền, khu vực từ bắc vào nam, từ miền núi đến đồng bằng và vùng ven biển, tạo nên màu sắc văn hóa độc đáo, ghi dấu trong các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được người dân Ninh Bình trao truyền, gìn giữ từ hàng ngàn năm nay.
Di sản văn hóa vật thể ở Ninh Bình khá phong phú, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Toàn tỉnh có gần 1500 di tích lịch sử văn hóa, 354 di tích đã xếp hạng, trong đó có 81 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt và 01 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, có 273 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ninh Bình cũng lưu giữ 03 bảo vật quốc gia cùng hàng ngàn di vật, cổ vật được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh, các bảo tàng tư nhân và các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh.
Nhằm tiếp tục bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở kế hoạch xếp hạng di tích năm 2022 và kết quả khảo sát đầu năm, đã tiến hành khảo sát 16 di tích đề nghị xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2022 và tiến hành lập hồ sơ xếp hạng đối với 10 di tích; ban hành văn bản xin chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp Quốc gia đền Quan Thái Bảo (xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn).
Sở Văn hóa thế thao đã hướng dẫn chính quyền địa phương và Ban Quản lý di tích hoàn thiện hồ sơ tu bổ, tôn tạo đối với 13 di tích bằng nguồn vốn xã hội hóa; tiến hành triển khai các hạng mục tu bổ bằng nguồn vốn hỗ trợ chống xuống cấp di tích của tỉnh đối với 20 di tích, đã thực hiện nghiệm thu 10 di tích. Xây dựng hồ sơ đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: chỉnh sửa, bổ sung nghiên cứu theo kiến nghị của Cục Di sản văn hóa để hoàn thiện hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê” xã Yên Từ, huyện Yên Mô và “Nghề cói Kim Sơn” huyện Kim Sơn; nghiên cứu, sưu tầm và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nội dung xây dựng hồ sơ khoa học “Nghề thêu ren Ninh Hải”, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư và “Ẩm thực Kim Sơn”, “Mo Mường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Sở phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch tiến độ thực hiện Kế hoạch tổ chức Tuần du lịch Ninh Bình năm 2022; báo cáo số liệu và đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ” giai đoạn 2014 - 2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 122/2018/NĐ-CP của ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”; Báo cáo Kết quả 05 năm triển khai, thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ về xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy năm 2022; Báo cáo kết quả công tác triển khai tổ chức Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022; Báo cáo kết quả 02 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.…
Sở cũng xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp: Phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình và các cơ quan chuyên môn xây dựng Bộ hồ sơ khoa học quốc gia về di sản văn hóa “Mo Mường”; Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng Bộ hồ sơ khoa học quốc gia về di sản văn hóa “Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng”.
Tổ chức Hội thảo khoa học: Chủ trì và phối hợp với Viện Bảo tồn di tích tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Hoa Lư”; Phối hợp Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Ninh Bình trong tiến trình lịch sử và sự nghiệp đổi mới”; chủ trì, phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật, Ủy ban nhân dân huyện Yên Mô tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình”. Triển khai Kế hoạch kiểm kê DSVH phi vật thể trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 tại các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư và thành phố Ninh Bình và tiến hành đánh giá, xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ.
Sở Văn hóa và Thể thao đã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Hoa Lư năm 2022 với quy mô cấp tỉnh và vị thế là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia trong 03 ngày, từ ngày 09/4/2022 đến ngày 11/4/2022 (tức ngày 09 - 11/3 âm lịch). Gồm 10 nghi thức phần lễ và 6 nhóm hoạt động phần hội thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân. Đặc biệt Lễ Khai mạc được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV2- Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình.
Thực hiện nhiệm vụ “Sưu tầm, biên dịch, số hóa di văn Hán Nôm tỉnh Ninh Bình”, Sở chỉ đạo thực hiện sưu tầm, biên dịch di văn Hán Nôm trên địa bàn huyện Yên Khánh; biên tập sách “Thần tích, thần sắc tỉnh Ninh Bình”, phần thần sắc; biên tập, xuất bản sách “Di tích và danh thắng tỉnh Ninh Bình” - tập 1, gồm nội dung giới thiệu 15 di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. - Bảo tàng tỉnh: Đón tiếp và hướng dẫn 15.014 lượt khách tham quan.
Trong năm, toàn tỉnh đã sưu tầm được 364 hiện vật; tổ chức trưng bày chuyên đề “Không gian Chợ Tết xưa”, “Ninh Bình - 30 năm xây dựng và phát triển”, chuyên đề cổ vật “Ninh Bình - nghìn năm văn hiến”, chuyên đề “Dấu ấn thời bao cấp” tại bảo tàng; tổ chức đợt trưng bày lưu động chuyên đề “Kinh đô Hoa Lư” phục vụ Lễ hội Hoa Lư; chuyên đề “Kinh đô Hoa Lư” tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử pháp lý” tại Trường Giáo dưỡng số 2, Ninh Bình; tiếp tục hoàn thiện phần chỉnh lý trưng 8 bày cố định tại bảo tàng; hoàn thiện chuyên đề “Tìm hiểu làng nghề truyền đá mỹ nghệ Ninh Vân”, “Tìm hiểu làng nghề thêu ren Ninh Hải” phục vụ công tác trưng bày lưu động; nghiên cứu nội dung, chuẩn bị trang thiết bị và tổ chức trưng bày Bảo tàng Quỳnh Lưu, thuộc Khu Căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan; Triển khai chương trình “Đưa hiện vật bảo tàng tới trường học” với chuyên đề “Kinh đô Hoa Lư” phục vụ giáo viên và học sinh tại 10 trường THCS huyện Yên Khánh: trường THCS Khánh Hòa, THCS Khánh Cư, THCS Khánh Lợi, THCS Khánh Thiện, THCS Khánh Hải, THCS huyện Yên Khánh: trường THCS Khánh Cường, trường THCS Khánh Hồng, trường THCS Khánh An, trường THCS Khánh Phú, trường THCS Khánh Thành; phối hợp với cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 921 lắp ráp, trưng bày thành công máy bay MIG 21 tại Bảo tàng; tiếp nhận 100 hiện vật sưu tầm từ khai quật khảo cổ học tại đền Lăng Công chúa xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ Viện Nghiên cứu Kinh thành bàn giao; nghiên cứu, tư vấn nội dung và phương pháp trưng bày, phục chế 14 hiện vật cho Bảo tàng Gạch Ngói Thạch Bàn (Xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) từ những hiện vật gốc sưu tầm từ Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư là những vật liệu xây dựng kiến trúc kinh đô có niên đại thế kỷ X. Tiếp tục lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Lịch sử Văn hóa Cố đô Hoa Lư thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, đảm bảo công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phục vụ hướng dẫn các đoàn khách tham quan khu di tích chu đáo.
Trong năm 2022, Khu Di tích ước đón 240.000 lượt khách, tăng 242,9% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó: khách quốc tế ước đón 52.000 lượt, tăng tăng 13878,5% so với cùng kỳ năm 2021; khách trong nước ước đón 188.000 lượt, tăng 170% so với cùng kỳ năm 2021); doanh thu ước đạt: 4.100.000.000 đồng, tăng 255,5% so cùng kỳ 2021)./.
Minh Hà
Link nội dung: https://doanhnghiepvadoisong.com.vn/ninh-binh-chu-trong-bao-ton-di-san-van-hoa-a1636.html