Cô gái trẻ vực dậy giống ngô sắp thất truyền của Lạng Sơn

Ít ai ngờ, cô gái trẻ Hoàng Thị Bích Phượng sinh năm 1996 lại là người bảo tồn thành công giống ngô cổ của Lạng Sơn, lại còn thương mại hóa với những sản phẩm thuộc hàng cao cấp.

Bén duyên với ruộng đồng

Là một MC truyền hình chuyên về mảng nông nghiệp, cộng thêm danh hiệu  "Diễn viên Quốc tế xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Paris 2021, top 3 "Diễn viên Châu Á xuất sắc nhất" năm 2021 tại Liên hoan phim Quốc tế Houston 2021, cứ ngỡ Hoàng Thị Bích Phượng sẽ khuấy đảo showbiz như nhiều đàn chị nổi tiếng. Nhưng Hoàng Phượng lại chọn cách lặng lẽ, yên bình hơn – về quê làm nông nghiệp.

ngo-1-1682820617-1682930550.jpeg

Hoàng Phượng cùng chị gái đã bảo tồn, nhân giống được hàng chục héc ta giống ngô bản địa của Lạng Sơn.

Quyết định trở về gắn bó với ruộng đồng của cô gái người Nùng thật bất ngờ, nhưng có phần hợp logic khi thời điểm năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhiều địa phương trong cả nước thực hiện biện pháp cách ly xã hội để phòng dịch. 
Đến năm 2021, Hoàng Phượng nhận tin vui với danh hiệu "Diễn viên Quốc tế xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Paris 2021. Đó là danh hiệu mà nhiều diễn viên gạo cội mơ ước chưa chắc đã có được. Thế nhưng, tình hình Covid-19 vẫn rất phức tạp, Phượng không thể đi nhận giải.

Ở nhà cách ly, Phượng cùng chị gái là Hoàng Thị Minh Hồng rủ nhau kinh doanh “thứ gì đó”. Trong số rất nhiều thứ được nghĩ đến thì việc làm mì ngô sạch khiến hai chị em thích thú nhất. Với kinh nghiệm của gia đình, Phượng và Hồng triển khai ngay việc làm mì từ giống ngô nếp cổ. Tuy nhiên, giống ngô này có năng suất kém và không còn được trồng nhiều, thậm chí có nơi đã vắng bóng loại ngô này từ cách đây cả chục năm.

Lý giải nguyên nhân chọn sản phẩm này, Hoàng Phượng cho biết: Hai chị em định vị sản phẩm mì ngô thuộc phân khúc cao cấp, chất lượng cao và mục tiêu xuất khẩu đi các thị trường như: Nhật, Mỹ và Liên minh Châu Âu.

Mẻ mì đầu tiên ra lò, hai chị em Hồng – Phượng đặt tên là Vietnam Napro và tin tưởng rằng, từ nay, xứ Lạng không chỉ có các đặc sản trứ danh như lợn quay, vị quay, na Chi Lăng, mà còn có cả mì ngô mang thương hiệu Vietnam Napro.

Khác biệt

ngo-2-1682820617-1682930605.jpeg

Với những thành quả đáng khen ngợi với vai trò là diễn diên, ít ai ngờ cô nàng lại về quê làm nông nghiệp.

Ngay khi sản phẩm mì ngô cổ được Hoàng Phượng khoe trên mạng xã hội, một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đã đề nghị đầu tư để Phượng mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng do chiến lực kinh doanh có sự khác biệt nên cô đã từ chối offer này.

Được biết, Hoàng Phượng không phải là người duy nhất đưa ngô vào thực phẩm, nhưng là đơn vị duy nhất sản xuất với thành phần 90% bột ngô nguyên hạt không biến đổi gen, 10% bột dong riềng đỏ nguyên chất (không trộn lẫn bột mì, gạo). Là người có cảm hứng và niềm tin mạnh mẽ vào việc bảo tồn và thương mại hóa giống ngô nếp cổ của Lạng Sơn.

Hoàng Phượng cho biết: Mì ngô Vietnam Napro không chứa bột gạo, bột mì nên không có gluten hay cholesteron những chất mà người healthy đang tránh. Nó hoàn toàn khác biệt với các dòng mì đang được bán trên thị trường. 
Bên cạnh đó, sản phẩm được làm trong nhà xưởng sạch sẽ bằng cả phương pháp truyền thống kết hợp công nghệ hiện đại, các thiết bị máy móc nhập khẩu, vật liệu tiếp xúc bột/ mì đều bằng inox không gỉ. Sợi mì được làm khô chậm trong phòng sấy lạnh 24h chứ không phơi theo cách truyền thống ở ngoài trời. Cách làm này không những tránh khói bụi, côn trùng mà còn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng, khoáng chất vitamin vốn có. Sợi mì tươi không qua chiên dầu, không chứa các cholesterol gây béo, tắc nghẽn mạch máu.

Theo Hoàng Phượng, mì ngô là loại có thể chế biến được đa dạng món nhất hiện nay. Từ các món Châu Á, bún phở nước Việt Nam, thả lẩu, đến các món salat, sốt, trộn Spaghetti mang phong cách Tây Âu ... thay thế mì Ý nhập…

Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu, hiện Hoàng Thị Bích Phượng đã ký hợp tác với 40 hộ dân tại xã Quyết Thắng, Hòa Bình với diện tích hàng chục héc ta để trồng giống ngô cổ ở Lạng Sơn. Với cách làm này, Vietnam Napro sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm cho người dân với giá cao hơn gấp nhiều lần giống ngô bình thường. Đổi lại, người dân phải gieo, trồng ngô theo phương pháp mà Vietnam Napro đưa ra. Việc hợp tác với người dân giúp Hoàng Phượng chủ động 100% nguồn nguyên liệu, đảm bảo 100% ngô không biến đổi gen, được canh tác an toàn, hạn chế tối đa thuốc hóa học, phân bón hóa học.

Hoàng Thị Bích Phượng dự định: “Trong năm 2023, Vietnam Napro tập trung đưa những sợi mì được làm từ ngô lan toả nhiều hơn nữa đến tay người tiêu dùng. Mong muốn được phục vụ người Việt bằng chính nông sản quê hương. Và nếu có những dự án phù hợp, em có thể tiến đến con đường xuất khẩu. Đồng thời chuẩn bị ra mắt những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ khác từ chính những cây ngô bản địa Việt Nam. Tự hào là người Việt- Phát triển nông sản Việt”./.

Link nội dung: https://doanhnghiepvadoisong.com.vn/co-gai-tre-vuc-day-giong-ngo-sap-that-truyen-cua-lang-son-a2684.html