Từ khóa "ngành dệt may" :
Ngành dệt may thúc đẩy hoạt động tái chế
Để có thể tiếp tục giữ vững vị thế trên thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp ngành dệt may cần đáp ứng được các yêu cầu về chuyển đổi sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu tái chế và bảo vệ môi trường.
Ngành dệt may – da giày trước thách thức tra soát chuỗi cung ứng
Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh những yêu cầu về năng suất và chất lượng, các đối tác nước ngoài đang ngày càng có xu hướng đặt ra thêm những yêu cầu liên quan đến xã hội, môi trường trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp. Những quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải tra soát, đánh giá và giảm thiểu rủi ro vi phạm các tiêu chuẩn về lao động và môi trường trên toàn chuỗi cung ứng.
Năm 2023: Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD
Ngành dệt may Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu thuận lợi cả năm nay và có thể đạt kim ngạch 48 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm ngoái. Yếu tố quan trọng làm nền tảng cho ngành dệt may tăng trưởng là năng lực chủ động cung ứng nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước.
Ngành dệt may, da giày với mục tiêu giữ vững vị trí sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới
Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, mục tiêu tổng quát nhằm phát triển thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày hàng đầu thế giới.
Doanh nghiệp cần cải thiện nội lực trên nhiều mặt để tận dụng hết lợi thế từ UKVFTA
Vương quốc Anh là thị trường lớn, sức mua cao. Xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh đang đạt kết quả tích cực.