Bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
Thông tư số 11/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có hiệu lực từ ngày 31/3/2023.
Theo Thông tư, cơ cấu Hội đồng quản lý gồm: Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập; đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Hàng loạt chính sách tiền lương, nhân sự, việc làm có hiệu lực từ tháng 3/2023 công chức, viên chức, người lao động cần biết.
10 vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý ngành Ngân hàng
Thông tư 21/2022/TT-NHNN hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Ngân hàng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2023.
Thông tư nêu rõ, vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Ngân hàng được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Căn cứ xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Ngân hàng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP.
Thông tư nêu rõ 10 vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Ngân hàng gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản lý;
- Thành viên Hội đồng quản lý;
- Tổng giám đốc;
- Phó Tổng giám đốc;
- Trường phòng và tương đương;
- Phó Trưởng phòng và tương đương;
- Giám đốc chi nhánh;
- Phó giám đốc chi nhánh;
- Trưởng phòng và tương đương trực thuộc Chi nhánh;
- Phó trưởng phòng và tương đương trực thuộc Chi nhánh.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ nội dung của các bản mô tả công việc bao gồm: Mục tiêu vị trí việc làm; các công việc và tiêu chí đánh giá; các mối quan hệ công việc; phạm vi quyền hạn; yêu cầu về trình độ, năng lực...
Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Những chức danh nghề nghiệp công chức, viên chức và quy định về xếp lương các chức danh nghề nghiệp sau đây theo Thông tư 38/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/3/2023:
Viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt; Viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ; Viên chức chuyên ngành đăng kiểm; Viên chức chuyên ngành quản lý dự án hàng hải; Viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng hải; Viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ, kỹ thuật bến phà; Viên chức cảng vụ hàng không; Viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường thủy; Viên chức chuyên ngành cảng vụ đường thủy nội địa; Viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thông tin an ninh hàng hải.
Thông tư 38/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/3/2023.