Hôm nay 03/3, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Hiện, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.100 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.000 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm giá cũng đi ngang. Giá cám khô ở mức 8.000 đồng/kg, giá tấm vững ở mức 9.100 đồng/kg.
Theo ghi nhận, giá lúa cũng đi ngang. Cụ thể, tại kho An Giang, lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.700 – 6.900 đồng/kg; lúa OM 18 6.800 – 6.900 đồng/kg; lúa OM 5451 6.400 – 6.600 đồng/kg; nàng hoa 9 6.800 – 7.100 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá từ 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; nếp Long An tươi có giá 7.850 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo hôm nay tăng trở lại với mức tăng 5 – 10 USD/tấn. (Ảnh minh họa)
Tại các chợ lẻ, giá gạo thường là 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Các thương lái và doanh nghiệp cho biết, lúa vụ Đông Xuân hiện đang bước vào thu hoạch rộ, giá lúa ngoài đồng giảm, doanh nghiệp và thương lái tiếp tục đè giá giảm 50 – 100 đồng/kg mỗi loại giống.
Ở thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay đã tăng trở lại sau nhiều phiên giảm. Hiện, giá gạo 5% tấm đang ở mức 453 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 433 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, châu Phi... nhìn chung trong quý 1 - 2/2023 sẽ ổn định do các nước đang tăng cường dự trữ lương thực cũng như chuẩn bị cho thời điểm Năm mới.
Ở thị trường nội địa, giá nội địa dự báo tiếp tục ổn định ở mức cao do vụ Thu Đông sẽ dứt điểm với sản lượng thấp hơn mọi năm và phải đến giữa tháng 3/2023 vùng Đồng bằng sông Cửu Long mới bước vào cao điểm thu hoạch vụ Đông Xuân 2022/2023.
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như tình hình xung đột chính trị trên thế giới tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác. Do vậy, để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã và đang theo sát tình hình thị trường, đồng thời chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại.
Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần theo sát tín hiệu từ các thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do.