Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h20 ngày 14/2/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 77,74 USD/thùng, tăng 1,05% (tương đương tăng 0,81 USD/thùng).
Tương tự, giá dầu Brent đảo chiều tăng trở lại, chạm mốc 82,57 USD/thùng, tăng 0,71% (tương đương tăng 0,58 USD/thùng).
Giá dầu ổn định cao hơn trong phiên giao dịch hôm nay do căng thẳng địa chính trị tiếp tục ở Trung Đông và Đông Âu, nhưng mức tăng bị hạn chế do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) được cho là phải chờ đợi lâu hơn để cắt giảm lãi suất.
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 14/2 (theo giờ Việt Nam).
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng trong hai thập kỷ tới.
Giá dầu thế giới đã tăng hơn 6% vào tuần trước, ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, việc không chắc chắn về lộ trình hạ lãi suất của Mỹ đã hạn chế đà tăng của giá dầu.
Nếu tình hình lạm phát khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn quyết định hạ lãi suất có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 14/2/2024 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 8/2 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Cụ thể, xăng E5 RON92 giảm 793 đồng/lít, không cao hơn 22.120 đồng/lít, xăng RON95 giảm 898 đồng/lít, về mức 23.262 đồng/lít.
Dầu diesel giảm 292 đồng/lít, không cao hơn 20.707 đồng/lít; Dầu hỏa giảm 353 đồng/lít, không cao hơn 20.588 đồng/lít và giá dầu mazut giảm 489 đồng/kg, không cao hơn 15.598 đồng/kg.
Trong kỳ điều hành lần này, cơ quan điều hành giá xăng dầu đã quyết định trích lập quỹ bình ổn giá đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước), không trích lập quỹ đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa. Đồng thời, cơ quan điều hành không chi sử dụng quỹ đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong nước có sự thay đổi như trên do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: thông tin về cuộc đàm phán ngừng bắn tại Gaza, xung đột tại khu vực Biển Đỏ, tồn kho xăng dầu tại Mỹ tăng lên, nhà máy lọc dầu tại Mỹ đang được đại tu, cháy nhà máy lọc dầu tại Nga, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn có thể hạn chế nhu cầu dầu…
Liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut, không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa; không chi sử dụng Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 44 lần điều chỉnh, trong đó có 25 lần tăng, 16 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.