Từ khóa "chỉ số giá tiêu dùng" :
CPI tăng hơn 1% do Tết Nguyên đán
Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 2/2024 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao; giá gạo trong nước tăng; giá xăng dầu, giá gas tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước.
CPI tăng 3,25%, lạm phát tăng 4,16% trong năm 2023
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2023 tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản tăng 4,16%.
Xăng dầu và gạo làm tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2023
Giá xăng dầu và gạo trong nước tăng theo giá thế giới, cùng lúc giá nhà ở thuê tăng là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.
Bộ Tài chính: CPI năm 2023 có thể tăng tới 3,7%
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trước diễn biến thị trường trong và ngoài nước, Bộ Tài chính dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 tăng từ 3,2 - 3,7% trong khi đó dự báo của Tổng cục Thống kê là 3 - 3,5%.
CPI tháng 7/2023 tại Tp.HCM tăng 0,15%
Cục Thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023. Theo đó, CPI tháng 7 của thành phố tăng 0,15%.
CPI tăng 3,29%, lạm phát tăng 4,74% trong 6 tháng
Tổng cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,74%.
Nắng nóng kéo dài khiến CPI tăng nhẹ
Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước.
Giá thực phẩm, học phí giảm nên CPI tháng 4 giảm 0,34%
Giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào, học phí tại một số địa phương được điều chỉnh là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 giảm 0,34% so với tháng trước. So với tháng 12/2022 CPI tăng 0,39% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,81%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Giá thực phẩm, xăng dầu giảm khiến CPI tháng 3 giảm 0,23%
Tổng cục Thống kê cho biết, giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng quý 1/2023 ước tăng khoảng 4,2% - 4,3%
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong quý I/2023, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm nhiều trong tháng 2 và tháng 3, do người dân chủ yếu tập trung mua sắm các mặt hàng này trong giai đoạn trước Tết.