Chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng cam Đường Canh tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn
Trong đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang cây lâu năm là 1.208,2 ha, sang cây hàng năm là 231,9ha, sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 181,6ha. Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Trồng trọt hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023.
Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm lập và trình UBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh năm 2023. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh năm 2023.
Được biết, thời gian qua toàn tỉnh có 6.226,5 ha đã lập hồ sơ chuyển đổi theo quy định, trong đó chuyển đất lúa sang trồng cây lâu năm là 6.062,5ha, sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản là 164 ha. Trong đó, năm 2022, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là 1.816,9 ha.
Nhiều mô hình sau chuyển đổi cho hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng vải thiều tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn cho thu nhập trung bình trên 150 triệu đồng/ha/năm; mô hình chuyển đổi cây có múi tại tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho thu nhập bình quân trên 350 triệu/ha/năm; mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng táo tại xã Phì Điền, huyện Lục Ngạn cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha; mô hình chuyển đổi sang trồng ổi Đài Loan tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi cao trên 10 lần so với trồng lúa, lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha/năm…/.