Các loại vàng giả phổ biến trên thị trường
Hiện nay, có thể phân vàng giả thành 2 dạng phổ biến, dạng thứ nhất là “vàng hai da”, đây là loại vàng giả có lõi là khối wolfram đặc hoặc các loại kim loại khác rồi được bọc lớp vàng nguyên chất bên ngoài. Dạng này chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp cắt, hoặc nấu lại. Các tiệm cầm đồ là các mục tiêu mà kẻ gian nhắm tới vì ko thể cắt hay nấu lại đồ khách mang tới cầm được.
Tiếp đó, dạng thứ hai là “vàng giả trộn với các loại bột siêu nặng” là loại vàng giả có vàng trộn với bột wolfram, osminum, iridium, ruthenium..riêng lẻ hoặc nhiều thành phần rồi được nấu đều với nhau. Dạng này rất khó phát hiện bằng phương pháp cân tỉ trọng hay các thiết bị phân tích hàm lượng vàng thông thường
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên tắc để tạo nên thỏi vàng giả được thực hiện bằng cách trộn theo tỷ lệ 51% vàng thật với đồng, nikel, sắt và một số kim loại hiếm như osmium, indium, ruthenium và rhodium… “Cách phổ biến nhất để sản xuất vàng giả là trộn vonfram ở dạng bột với vàng ở trạng thái nóng chảy vì tỷ trọng của vàng và vonfram gần giống nhau”, nhiều chuyên gia cho biết.
Trà trộn vàng giả, vàng thấp tuổi bán ra thị trường có thể mang lại giá trị lợi nhuận cao. (nguồn ảnh: Internet)
Khi nung với nhiệt độ nóng chảy của vàng, vàng sẽ nóng chảy và bao quanh vonfram chưa đủ nhiệt độ nóng chảy tạo thành một lớp vàng bên ngoài, lõi vonfram. Thông thường, người ta chỉ rút khoảng 20 đến 30% vàng thật cộng với vonfram tạo ra một hỗn hợp vàng óng mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Hỗn hợp vàng độn này có thể vượt qua sự kiểm tra của máy đo tỉ trọng. Máy đo quang phổ có độ phân giải thấp cũng không thể phát hiện được. Khi thử máy sẽ nhầm tưởng là vàng và các chỉ số hiển thị trên máy không ghi nhận tạp chất này nên kết luận là vàng 999 hoặc 9999.
Theo tính toán, mỗi lượng vàng độn, kẻ gian có thể lãi từ 10 đến 11 triệu đồng (1 lượng vàng 9999 có thể độn được khoảng 30% vonfram, tương đương khoảng 3 chỉ vàng thật. Trong khi đó, giá trị của vonfram rất thấp. Hiện nay, ở Việt Nam kim loại này có giá khoảng trên dưới 1 triệu đồng/ kg.
Do vàng giả hiện được làm một cách tinh vi có thể qua mắt hầu hết các phần mềm được cài đặt sẵn trong những thiết bị kiểm định vàng, do vậy, người tiêu dùng phân biệt vàng giả bằng mắt thường là rất khó, cơ quan chức năng cũng gặp phải tương tự để phân biệt mặt hàng cao cấp này.
Giải pháp cho thực trạng vàng giả hiện nay
Trước khi Thông tư 22/2013/TT-BKHCN về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường có hiệu lực, đồ trang sức bằng vàng, hoặc có gắn các vật chất khác (đá quý, kim loại, kim cương…) đều do các cơ sở chế tác, kinh doanh tự công bố hàm lượng, trọng lượng vàng. Người mua vàng trang sức thường bán trở lại nơi đã mua, tức bán cùng “hiệu” thì đỡ mất giá hơn.
Chính vì vậy, để người tiêu dùng không bị thiệt thòi khi mua vàng không được ghi đúng hàm lượng, và để có sự thống nhất chung hàm lượng vàng công bố trên sản phẩm vàng trang sức, Bộ Khoa học – Công nghệ ban hành Thông tư 22 quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2014.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, tình trạng gian lận tuổi vàng, thiết bị cân đo không đạt chuẩn vẫn còn khá phổ biến. Theo quy định, các sản phẩm vàng nữ trang phải ghi đầy đủ trọng lượng, mã ký hiệu, hàm lượng vàng.
Để đối phó với quy định này, một số đơn vị kinh doanh nữ trang vàng dù chấp nhận ghi đúng thông số về sản phẩm, nhưng sau khi hạ tuổi, giá bán vẫn không thay đổi, đây cũng là điều mà nhiều cửa hàng vàng nữ trang còn khá lập lờ với khách hàng. Cũng có những trường hợp, các chủ tiệm không nắm được rõ thông tư hoặc dán tem không đúng quy định, bị các chi cục đo lường kiểm tra phát hiện xử phạt rất nặng.
Giải pháp công nghệ giúp phân biệt chính xác vàng giả, vàng kém chất lượng
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Công ty Giải pháp và Thiết bị Công nghệ cao TDH – Công ty chuyên cung cấp thiết bị máy đo tuổi vàng, máy đo quang phổ cho biết, “thực trạng vàng giả hiện nay là vấn đề nhức nhối và rất khó giải quyết triệt để”. Cũng theo ông Dũng, Mỗi phương pháp xác định tuổi vàng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Có nhiều cách thử như thử bằng axit, thử bằng máy đo tỉ trọng hoặc thử bằng máy đo quang phổ. Các loại vàng giả trên thị trường đều có thể qua mặt các phương pháp đo tuổi, nên khi mua bán cần có kiến thức về từng loại vàng giả sẽ hạn chế được rủi ro.
Đặc biệt, phương pháp xác định hàm lượng vàng (tuổi vàng) chính xác nhất cho các tiệm, các cơ sở kinh doanh là nấu đều sản phẩm rồi đo bằng máy đo quang phổ. Máy đo quang phổ là phương pháp tối ưu nhất cho việc xác định hàm lượng vàng hiện nay. “Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm máy đo tuổi vàng, giá thành cũng rất đa dạng. Để chọn được một máy đo tốt cần đáp ứng các tiêu chí như độ chính xác, độ ổn định, độ bền, công suất lớn, chế độ bảo hành, bảo dưỡng của bên cung cấp thiết bị”, ông Dũng cho biết thêm.
Công ty Giải pháp và Thiết bị Công nghệ cao TDH là công ty uy tín, chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị máy đo tuổi vàng, máy đo quang phổ. Là đại lý của nhiều thương hiệu máy đo tuổi vàng trên thế giới./.