Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Cụ thể, tại kho An Giang, giá lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; OM 18 dao động quanh mốc 6.600 – 6.800 đồng; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 6.300 - 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 có giá từ 6.600 – 6.750 đồng/kg; lúa Nhật từ 7.800 – 8.000 đồng/kg; Nếp khô Long An là 8.600 – 8.800 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động từ 8.000 – 8.200 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Ảnh minh họa.
Hôm nay, giá gạo nguyên liệu điều chỉnh tăng, trong khi giá gạo thành phẩm duy trì ổn định. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 9.800 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; giá gạo thành phẩm duy trì ổn định ở 11.200 đồng/kg.
Giá phụ phẩm duy trì ổn định. Hiện, giá tấm IR 504 ở mức 9.400 đồng/kg, cám khô dao động quanh mốc 7.350 - 7.450 đồng/kg.
Ghi nhận tại một số chợ lẻ cho thấy, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường đang bán với giá từ 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine từ 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường là 15.000 đồng/kg; nếp ruột từ 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen là 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng là 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa là 18.500 đồng/kg; Sóc Thái là 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan là 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật là 22.000 đồng/kg; Cám từ 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì từ 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài có giá là 19.000 đồng/kg.
Các thương lái cho biết, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, giá gạo các loại bình ổn. Giá lúa Hè thu tương đối vững, giao dịch lúa mới đều. Giá nếp vụ Đông Xuân tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 488 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 468 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553-557 USD/tấn./.
Lũy kế từ đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam đã tăng gần 41 % về lượng và 52% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đều ghi nhận những tín hiệu tích cực, trong đó nổi bật là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 506.000 tấn, đạt 292,5 triệu USD. Không chỉ tăng về số lượng, theo Bộ Công Thương, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở mức cao trong những năm qua và cơ cấu loại gạo xuất khẩu cũng chuyển biến tích cực.
Để duy trì mức tăng trên, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần duy trì ổn định chất lượng gạo, theo sát yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm của từng thị trường, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao để tăng giá trị cho các lô gạo xuất khẩu.