Doanh nghiệp cần thí điểm thí điểm mô hình phát triển theo hướng kinh tế xanh
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, để tháo gỡ khó khăn về thị trường cho các doanh nghiệp ngành gỗ, cần tổ chức đàm phán để thống nhất quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp của các thị trường nhập khẩu. Đây là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển gỗ rừng trồng bền vững. Để làm được việc này, Bộ NN&PTNT cần hướng dẫn cho các doanh nghiệp và sử dụng đa dạng hóa các chứng chỉ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn đã được pháp luật công nhận, bao gồm chứng chỉ quốc tế và chứng chỉ của Việt Nam. Đồng thời đề nghị các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam công nhận chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, thí điểm mô hình phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh tế xanh, trong đó hướng tới cam kết netzeo trong ngành gỗ. Về vấn đề này, ông Lập cho rằng, Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ ngành đề xuất hoặc ban hành khung pháp lý quy định cụ thể về triển khai cam kết netzo. Hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động sản xuất xanh trong nhà máy chế biến gỗ để giảm phát thải cacbon. Từ đó, đáp ứng các yêu cầu của các thị trường.
Ông Lập cũng nhấn mạnh, các cơ quan ngoại giao tại nước ngoài cần tăng cường hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xuất, nhập khẩu quảng bá, giới thiệu thông tin về những nỗ lực của Việt Nam trong việc cam kết, thực hiện chính sách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong sử dụng nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Quảng bá giới thiệu, tiếp thị những sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường, trong đó chú trọng đối với các thị trường tiềm năng mà người tiêu dung còn thiếu thông tin về sản phẩm gỗ của Việt Nam thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo quốc tế. Tổ chức hướng dẫn, kết nối để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước được tham gia các hiệp hội ngành hàng ở những quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Một giải pháp không thể thiếu, đó là tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng và trong việc xác minh, truy xuất nguồn gỗ rừng trồng trong nước.
Đây là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển gỗ rừng trồng bền vững. Đồng thời, cần thí điểm mô hình phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh tế xanh, trong đó hướng tới cam kết Net Zero trong ngành gỗ...