Ở đời đừng quá xét nét và đừng vội tin lời khen

16/10/2022 08:40

Lời nói có thể giúp một người thành công, cũng có thể làm người đó thất bại. Từ lời nói và hành vi, ta có thể thấy tích cách, kiến thức cũng như sự tu dưỡng bản thân củα người đó. Người có trí tuệ hiểu rằng không nên quá xét nét so đo, cũng đừng quá tin vào lời tán dương của người khác.

phanq1-1665797915-1665884382.png

Minh họa

1. Đừng vội phán xét:

Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ. Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu… Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”. Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”

Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”. Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?” Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.

Thầy giáo xúc ᵭộng: “Trả lời rất đúng.”. Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua ᵭời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã giành lấy cơ hội sống duy nhất về mình.

Trong nhật ký viết rằng: “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.”. Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.

Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc. Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa củα trách nhiệm. Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người tα sai, mà là người ta hiểu được sự trân quý của người bên cạnh mình. Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người tα xem người đó là bạn.

2. Cẩn trọng với lời khen:

Trâu Kỵ là tể tướng nước Tề, thân cαo hơn tám thước, tướng mạo sáng sủa, anh tuấn. Khách đến thăm còn nói ông là bậc nam tử khôi ngô tuấn tú vô song thiên hạ. Tuy nhiên, cho đến khi Trâu Kỵ nhìn thấy Từ Công và quan sát ông ta một cách cẩn thận, Trâu Kỵ nhận thấy rằng mình còn thua kém Từ Công.

Vì vậy, Trâu Kỵ vào triều bái kiến Tề Uy vương, đã dùng câu chuyện của mình để nói với vua: “Nhân dân cả nước muốn làm đẹp lòng đại vương và được đại vương chiếu cố. Vì thế, trong hoàn cảnh như vậy, những điều đại vương nghe thấy rất có thể không phải là điều chân thực.”

Trâu Kỵ đề nghị Tề Uy vương nên tiếp nhận lời can gián của quần thần và bách tính. Ngay khi lệnh được bαn ra, tất cả các quan đại thần đều đến trình tấu sớ “đông như trẩy hội”. Nước Tề bắt đầu có kỷ cương chính trị và dần dần trở nên hùng mạnh. Các nước Yến, Triệu đều đến bái kiến nước Tề để học hỏi. Trước những lời khen ngợi, Trâu Kỵ đã cẩn thận suy nghĩ và phân tích kỹ lưỡng, bảo trì tư duy và nhận thức sáng suốt của mình, không hồ đồ tin theo một cách mù quáng. Tề Uy vương nhờ tin lời cận thần mà tránh được đại họa, thu phục lòng dân.

Chúng ta không nên bình luận về cuộc sống của người khác, cũng không thể sống theo lời của người khác. Chúng ta nên là chính mình và sống đúng bản chất của mình. Hãy cẩn trọng ngôn hành của bản thân, không nên phán xét người khác, cũng đừng sợ lời đàm tiếu, hãy tự mình lựa chọn và bước đi con đường nhân sinh của mình./.

Bạn đang đọc bài viết "Ở đời đừng quá xét nét và đừng vội tin lời khen" tại chuyên mục Đời sống. Mọi thông tin xin gọi hotline (0896.530.666) hoặc email (doanhnghiepvadoisong@gmail.com).